Những Điều Gì Làm Nên Vẻ Đẹp Của Thơ Ca, Bài 2: Vẻ Đẹp Của Thơ Ca
Điều làm nên vẻ đẹp của thơ ca chính là ngôn ngữ, hình ảnh và giọng điệu trong những câu thơ, khổ thơ. Mỗi bài thơ sẽ truyền tải một thông điệp, tâm trạng khác nhau của nhân vật và tác giả là người tạo ra nó bằng những câu thơ giàu hình ảnh, cảm xúc kết hợp với việc sử dụng các biện pháp tu từ.
Bạn đang xem: Những điều gì làm nên vẻ đẹp của thơ ca
Câu 2
Thảo luận nhóm về một trong các chủ đề: (1) Tại sao nên đọc thơ? (2) Thế nào là một bài thơ hay?
Phương pháp giải:
- Tìm và đọc tài liệu liên quan đến một trong hai chủ đề.
- Dựa vào những tài liệu đó để thảo luận nhóm.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự thảo luận nhóm.
Gợi ý:
* Chủ đề (1): Chúng ta nên đọc thơ vì:
- Đọc thơ để cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cảm nhận được tâm trạng con người qua thiên nhiên và từ đó thấy được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, hình ảnh.
- Có thể trau dồi thêm vốn từ ngữ phong phú hơn, vốn từ ngữ giàu tình cảm, giàu sắc thái; học cách biểu đạt cảm xúc, tâm trạng qua ngôn ngữ viết.
- Người đọc cũng có thể phát triển kĩ năng ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp thông qua việc đọc thơ.
* Chủ đề (2): Một bài thơ hay là
- Là bài thơ có lời thơ trong sáng, ý thơ hàm súc và phải có tính truyền cảm khiến cho người đọc cảm thấy xúc động, xao xuyến khi đọc thơ.
- Là bài thơ có âm điệu, giọng điệu hay, có kết cấu chặt chẽ, tài tình hoặc phải theo một quy luật nhất định về niêm - luật.
- Một bài thơ hay là một bài thơ mà người đọc cảm nhận được nó, hiểu được tác giả viết gì, miêu tả cái gì và truyền tải quan niệm, suy nghĩ gì.
Câu 3
Đọc lại tất cả những tác phẩm thơ đã học trong bài. Sưu tầm hoặc tập hợp một số bài thơ khác cùng thể thơ hoặc cùng đề tài và ghi chép ngắn gọn những điều bạn tâm đắc khi đọc bài thơ đó.
Phương pháp giải:
- Đọc lại tất cả tác phẩm thơ trong bài.
- Sưa tầm hoặc tìm kiếm một số bài thơ cùng thể thơ hoặc cùng chủ đề với những bài thơ đã học.
Lời giải chi tiết:
Một số các tác phẩm thơ cùng thể thơ hoặc cùng chủ đề:
- Cùng thể thơ: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, Tự tình của Hồ Xuân Hương,…
- Cùng chủ đề: Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, Sang thu của Hữu Thỉnh, Tiếng thu của Lưu Trọng Lư,…
Câu 4
Tìm đọc thêm một số bài phân tích thơ, từ đó rút ra những kinh nghiệm về cảm nhận và phân tích thơ ca.
Phương pháp giải:
- Tìm đọc một số bài phân tích thơ.
- Từ những kiến thức đã học ở phần Viết kết hợp với những gì đã tìm hiểu để rút ra kinh nghiệm về cảm nhận và phân tích thơ ca.
Lời giải chi tiết:
Những kinh nghiệm về cảm nhận và phân tích thơ ca:
- Phân tích thơ trước hết cần chú ý đến hoàn cảnh ra đơi, thể thơ và đặc điểm hình thức thơ. Tiếp đến là khái quát nội dung, chủ đề bài thơ: tả cảnh, tả người, …
- Phân tích, cảm nhận từng hình ảnh, chi tiết trong từng câu thơ, khổ thơ. Cảm nhận từng câu một không ngắt quãng, bỏ dở, đi từng câu, từng khổ thơ.
Xem thêm: Cách Làm Bản Thân Trở Nên Xinh Đẹp Hơn, Làm Thế Nào Để Mình Trở Nên Xinh Đẹp Hơn
- Phân tích tác dụng của các biện pháp tư từ như phép đối, phép ẩn dụ, so sánh,… để làm nổi bật ý nghĩa câu thơ, khổ thơ.
- Nhận xét, đánh giá được phong cách nghệ thuật của tác giả.
Câu 5
Hãy phân tích một bài thơ được đánh giá là hay (ngoài bài đã được phân tích trong phần Viết của bài học).
Phương pháp giải:
- Tìm đọc một số bài thơ hay.
- Chọn một bài thơ và phân tích, cảm nhận giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
Mùa thu là đề tài muôn thuở của thơ ca cổ kim, ác nhà thơ đều có những khám phá, phát hiện riêng về mùa thu. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng vậy, ông là một nhà thơ viết rất hay, rất cảm xúc về cuộc sống, về con người với những vần thơ mềm mại, tinh tế chỉ riêng ông có được. Ít có nhà thơ nào lại có những cảm nhận tinh tế về bước chuyển mình từ hạ sang thu như nhà thơ Hữu Thỉnh trong bài Sang thu. Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh cho đến nay vẫn được đánh giá là một trong những bài thơ miêu tả hay nhất về mùa thu.
Ngay từ nhan đề của bài thơ đã gợi cho người đọc về khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên, và còn đâu đó ẩn dấu khoảnh khắc giao mùa của đời người. Khổ thơ đầu là những cảm nhận vô cùng tinh tế, là giác quan nhạy bén của tác giả để cảm biết được hết những mong manh tín hiệu khi thu về:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Nếu như nhà thơ Xuân Diệu cảm nhận mùa thu qua những chiếc lá vàng, nhà thơ Xuân Quỳnh cảm nhận mùa thu bằng vẻ đẹp của hoa cúc và làn gió heo may thì cách cảm nhận của Hữu Thỉnh lại vô cùng đặc biệt, tác giả đã đón nhận mùa thu bằng khứu giác: hương ổi - một mùi hương thật thân quen, gần gũi. Hương ổi kết hợp với từ “bỗng” gợi lên biết bao cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng, cùng với đó là động từ “phả” cho thấy hương thơm đậm sánh lại hòa vào trong cơn gió se se của mùa thu. Không chỉ vậy từ phả còn cho thấy tư thế chủ động của hương ổi, khiến hương thơm càng sánh, càng đậm hơn.
Từ láy "chùng chình" cho thấy sự quyến luyến, không nỡ rời đi của màn sương. “Sương chùng chình” – nghệ thuật nhân hóa, cho ta thấy dáng vẻ của sương cũng như đang quyến luyến, cố đi chậm thật chậm để tận hưởng nốt cái ấm áp của mùa hè, dường như nó chưa muốn bước hẳn sang thu. Với hệ thống hình ảnh độc đáo, miêu tả sinh động tác giả đã miêu tả một cách tài tình những dấu hiệu đầu tiên của mùa thu. Mỗi một thay đổi của đất trời đều khiến cho con người ta để ý và rung động đến mức khó quên. Đầu tiên là hương ổi và bây giờ là cả màn sương, tất cả cho thấy một mùa thu đang về rồi. Từ "hình như" là một nhận định không rõ ràng diễn đạt cảm xúc mơ hồ, chưa xác định của tác giả trước những thay đổi ấy, dường như nhà thơ vẫn còn đôi chút băn khoăn: liệu có phải mùa thu đã đến thật không? Khổ thơ là những cảm nhận tinh tế, mới mẻ của tác giả lúc thu sang.
Ẩn sau những thay đổi của đất trời khi sang thu là tâm hồn tinh tế của nhà thơ, là niềm vui, hạnh phúc khi thu về. Những băn khoăn của tác giả ở khổ thơ trên, đã được giải đáp bằng những tín hiệu của đất trời thấm đẫm chất thu:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Bắt đầu từ những khúc sông “dềnh dàng”, chậm chạp chảy, ta không còn thấy cái dữ dội, những dòng nước cuồn cuộn như mùa hè nữa mà thay vào đó là dòng sông thu vô cùng trong trẻo, tĩnh lặng, chảy hiền hòa như đang ngẫm ngợi điều gì. Nghệ thuật nhân hóa khiến dòng sông như đang nghỉ ngơi sau một mùa hạ cuộn xiết chảy. Thu đến, dòng sông không còn phải gồng mình lên trước những cơn mưa lũ của mùa hạ, những cánh chim đã bắt đầu đi tìm nơi trú ẩn cho mình trước khi một mùa đông lạnh giá ghé thăm. Và cả những đám mây trắng trên bầu trời cao vợi cũng đã đến lúc nói lời chào tạm biệt mùa hè rồi. Ngược lại, những chú chim lại vội vã về phương Nam tránh rét, đồng thời cũng gợi lên những lo toan, tất bật của cuộc sống đời thường.
Đoạn thơ được tác giả sử dụng một loạt các từ láy "dềnh dàng", "vội vã" là những động từ thể hiện sự chuyển động của sự vật. Những sự vật của tự nhiên được nhân hóa với những hành động khi nhanh, khi chậm, vô cùng sinh động trong con mắt của tác giả. Lại một lần nữa động từ được đặt lên đầu câu. Động từ "Vắt" cho thấy hình ảnh một đám mây mềm mại, vắt ngang trên bầu trời, một nửa còn vấn vương mùa hạ, nửa còn lại đã bước chân sang mùa thu.
Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế, sống động qua những câu thơ giàu chất tạo hình. Ông quả là một người tinh tế và nhạy cảm khi nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong khoảnh khắc giao mùa. Sang đến khổ thơ cuối, nhà thơ Hữu Thỉnh không còn cảm nhận mùa thu bằng những sự thay đổi của tự nhiên nữa mà thay vào đó là sự đan xen những chiêm nghiệm về cuộc đời:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Hữu Thỉnh sử dụng linh hoạt phép đối “vẫn còn – vơi dần” , “nắng – mưa” gợi sự vận động ngược chiều của các hiện tượng thiên nhiên tiêu biểu cho hai mùa. Những cơn mưa mùa hè đã vơi dần, bớt dần; nắng cũng không còn chói gắt, làm người ta lóa mắt nữa mà đã là ánh nắng mùa thu dịu nhẹ như màu mật ong. Tín hiệu thu về đã rõ nét hơn bao giờ hết. Cái đặc sắc, tinh nhạy của Hữu Thỉnh còn được thể trong cách ông sắp xếp từ ngữ giảm dần về mức độ: vẫn còn – vơi – bớt cho thấy sự nhạt dần của mùa hạ, và mùa thu mỗi ngày lại đậm nét hơn.
Hình ảnh ẩn dụ "hàng cây đứng tuổi" gợi cho người đọc nhiều liên tưởng. Ở đây, ta có thể hiểu "hàng cây đứng tuổi" tượng trưng cho một con người từng trải, đã đi qua bao giông bão của cuộc đời để trưởng thành hơn. Mùa thu của đất nước hay chính là mùa thu của đời người, khi đã đi qua những tháng năm xuân, hè của tuổi trẻ rực rỡ, bồng bột thì con người ta trở nên trưởng thành hơn, chín chắn hơn và không còn bị bất ngờ trước những tác động của ngoại cảnh. Có thể nói, đây là một hình ảnh ẩn dụ nhiều ý nghĩa, gợi liên tưởng sâu xa về cuộc đời. Phải là một người từng trải mới có thể có những xúc cảm như vậy.
Bài thơ tuy ngắn gọn với thể thơ năm chữ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị nhưng có ý nghĩa sâu sắc, hình ảnh đơn sơ mà gợi cảm, Hữu Thỉnh đã phác họa một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bằng nhiều cảm xúc tinh nhạy. Sang thu là một khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thị triết lí, đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc, góp một tiếng thu đằm thắm về mùa thu quê hương, đem đến cho chúng ta tình quê hương đất nước qua nét đẹp mùa thu Việt Nam. Đọc thơ Hữu Thỉnh ta càng cảm thấy yêu quê hương đất nước hơn, càng cảm thấy mình cần phải ra sức góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Thư viện Lớp 1 Lớp 1 Lớp 2 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 11 Lớp 12 Lớp 12 Lời bài hát Lời bài hát Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng Tổng hợp kiến thức Tổng hợp kiến thức Biểu mẫu Biểu mẫu Pháp luật Pháp luậtQua bài học này, theo bạn, những điều gì làm nên vẻ đẹp của thơ ca
1.8 K
Trả lời Câu 1 trang 70 sgk Ngữ văn 10 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Củng cố mở rộng trang 70 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Củng cố mở rộng trang 70
Câu 1 trang 70 SGK Ngữ Văn 10 Tập 1: Qua bài học này, theo bạn, những điều gì làm nên vẻ đẹp của thơ ca?
Trả lời:
Điều làm nên vẻ đẹp của thơ ca chính là ngôn ngữ, hình ảnh và giọng điệu trong những câu thơ, khổ thơ. Mỗi bài thơ sẽ truyền tải một thông điệp, tâm trạng khác nhau của nhân vật và tác giả là người tạo ra nó bằng những câu thơ giàu hình ảnh, cảm xúc kết hợp với việc sử dụng các biện pháp tu từ.
Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ
Soạn bài Củng cố mở rộng lớp 7 trang 70 Tập 1
Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Soạn bài Yêu và đồng cảm
Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ
Từ khóa : Ngữ Văn 10
Đánh giá
0
0 đánh giá
Đánh giá
Bài viết cùng môn học
Văn Tổng hợp kiến thức
TOP 10 Dàn ý Nghị luận Hãy sống nhanh cùng thời đại, hãy sống chậm cho tâm hồn Van Anh
110
Văn Tổng hợp kiến thức
TOP 10 Bài học em tâm đắt rút ra từ truyện Con quạ và cái bình nước Van Anh
96
Văn Tổng hợp kiến thức
TOP 10 bài Ghi lại cảm xúc về một bài thơ hoặc đoạn thơ chủ đề tình cảm gia đình Van Anh
93
Văn Tổng hợp kiến thức
TOP 20 Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mầm non 2024 SIÊU HAY Van Anh
102
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Bài Viết Xem Nhiều
Đánh giá tài liệu ×
Gửi đánh giá
Báo cáo tài liệu vi phạm ×
Sai môn học, lớp học
Tài liệu chứa link, quảng cáo tới các trang web khác
Tài liệu chất lượng kém
Tài liệu sai, thiếu logic, tài liệu chứa thông tin giả
Nội dung spam nhiều lần
Tài liệu có tính chất thô tục, cổ súy bạo lực
Khác
Báo cáo
Ẩn tài liệu vi phạm ×
Lý do ẩn
Ẩn
Trang web chia sẻ nội dung miễn phí dành cho người Việt.
Tài liệu
Bài viết
Câu hỏi
Chính sách
Giới thiệu về công ty
Chính sách bảo mật
Điều khoản dịch vụ
Liên kết
Khóa học bài giảng
Hỏi đáp bài tập
Bộ đề trắc nghiệm các lớp
Thư viện câu hỏi
Tài liệu miễn phí
Tài liệu giáo viên
Tin tức tổng hợp
Tuyển dụng - Việc làm
Liên hệ
Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
vietjackteam
gmail.com
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền